Bảo trì hệ thống điện và những điều lưu ý khi bảo trì hệ thống điện

Điện đóng vai trò quan trọng đối với đời sống chúng ta. Chính vì vậy mà bất kỳ công trình nhà ở nào cũng cần được lắp đặt hệ thống điện. Tuy mang đến nhiều lợi ích nhưng hệ thống điện nếu không được lắp đặt đúng kỹ thuật và sử dụng cẩn thận thì sẽ gây ra những nguy hiểm vô cùng to lớn. Để hạn chế được những nguy hiểm ấy, hôm nay Công ty Ever Power chúng tôi xin chia sẻ đến bạn những điều cần lưu ý để hệ thống điện dân dụng trong nhà được vận hành an toàn. Đó là việc bảo trì định kỳ hệ thống điện. Việc làm này có vai trò rất quan trọng với sự an toàn của ngôi nhà. Giúp loại trừ các sự cố như chập điện, mất điện đột ngột, hư hỏng thiết bị điện.

Thiên Tín Phát – Bảo trì hệ thống điện

Nội dung chính
1.Thực trạng hệ thống điện trong nhà hiện nay.
2. Bảo trì hệ thống điện nhằm phòng ngừa sự cố :
3. Bảo trì khắc phục sự cố khi chập điện:
3.1 Cải tạo – nâng cấp hệ thống điện


1.Thực trạng hệ thống điện trong nhà hiện nay.
Ngày nay sự rò rỉ, chập điện là nguyên nhân gây cháy nổ hàng đầu ở nước ta. Qua quá trình nhiều năm hoạt động sửa chữa bảo trì hệ thống điện, chúng tôi nhận thấy một số nguyên nhân gây nên sự cố rò rỉ, chập điện như sau:

– Mạch điện chập chờn do đấu nối không kỹ, Băng dính cách điện không tốt. Quá tải trên đường dây. Dây mang tải là dây dẫn kém chất lượng.

– Thiết bị bảo vệ xuống cấp.

– Do côn trùng phá hoại.

Hệ thống điện trong nhà bị cháy.

2. Bảo trì hệ thống điện nhằm phòng ngừa sự cố :
– Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện, dây dẫn các mạch đấu nối.

– Kiểm tra tải trên từng đường dây dẫn khi mang tải, đúng với yêu cầu về tải trên từng đường dây.

– Cân bằng hệ thống phase trên hệ thống điện 3 phase.

– Thay thế những đoạn dây kém chất lượng hay những đoạn dây do côn trùng cắn phá.

– Thường xuyên kiểm tra tải của các thiết bị đóng ngắt.

– Thay thế và chỉnh sửa các thiết bị điện trong từng khu vực.

– Thay thế các thiết bị (CB, MCB, MCCB), đấu nối không đúng quy cách vào mạng điện.

3. Bảo trì khắc phục sự cố khi chập điện:
– Cách ly khu vực chập điện.

– Đưa các thiết bị khác hoạt động lại bình thường.

– Phân tích nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.

– Thay thế và đưa thiết bị hoạt động lại bình thường.

– Phân tích nguyên nhân và yêu cầu kiểm tra toàn bộ hệ thống. (Thường lỗi này xuất hiện ở thao tác đấu nối không đúng kỹ thuật của các thợ mới vào nghề.)

3.1 Cải tạo – nâng cấp hệ thống điện
* Khi hệ thống điện bị quá tải do phát sinh máy móc cần lưu ý một số vấn đề:

– Kiểm tra các trục cáp đện chính, dùng đồng hồ Ampe kìm đo dòng điện sử dụng lúc đầy tải, nếu quá tải có thể thay dây cáp lớn hơn hoặc tách tải ra lắp thêm trục cáp phụ.

– Kiểm tra các điểm đấu nối tiếp xúc, đầu coss bấm dây, bulong ốc MCCB, xiết chặt hoặc thay thế mới.

– Kiểm tra nối te, tiếp đất, các điểm đấu nối, thay thế hoặc lắp thêm cọc tiếp đất

– Thay thế các vỏ tủ điện, ổ cắm, công tắc đã sử dụng quá lâu, các tủ do phát sinh thiết bị có thể quá hẹp gây phát nhiệt nên thay tủ lớn hơn.

– Kiểm tra các thiết bị đóng cắt, lên kế hoạch thay thế hoặc bảo trì.

Ngoài ra còn một số vấn đề khác chúng ta phải lưu ý khi hệ thống Điện đã sử dụng khá lâu hoặc xuống cấp, vui lòng gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất, Hotline: 0836 613 663

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.